Khách sạn giá rẻ tại Phú Quý, Phú Quý (Bình Thuận) là một huyện đảo trọng yếu trong hệ thống đảo ven bờ, có vị trí trung chuyển quan trọng giữa Vũng Tàu, Phan Thiết và quần đảo Trường Sa. Diện tích huyện đảo bao gồm đảo Phú Quý và các hòn đảo lẻ là 32km2, chu vi khoảng 35km. Đảo Phú Quý giống như một hình chữ nhật lệch, có chiều dài 12km, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 4,5km, gồm 3 đơn vị hành chính cấp xã: Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.
Di tích lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia Thắng cảnh Linh Quang Tự
-Nguồn ảnh: Internet-
Từ khi tạo dựng đến nay, người dân trên đảo gọi tên chùa là “Linh Quang Tự” nhằm cầu mong hào quang, ánh sáng của chùa luôn linh hiển soi sáng để cứu độ dân chúng trên đảo có cuộc sống an bình và hạnh phúc. Linh Quang Tự là ngôi chùa khởi đầu gắn liền với sự truyền bá ánh sáng Phật Giáo ở Phú Quý. Không chỉ là một nơi có quang cảnh đẹp, mà Linh Quang Tự là ngôi chùa tiêu biểu trên các lĩnh vực lịch sử, văn học, nghệ thuật so với các ngôi chùa khác ở trên đảo. Linh Quang Tự là ngôi chùa cổ nổi tiếng về qui mô cũng như nghệ thuật kiến trúc, tôn giáo, lễ nghi, có những cảnh trí thiên nhiên đa dạng xứng đáng là danh lam thắng cảnh của đảo Phú Quý. Nếu tính niên đại chính thức của ngôi chùa theo gia phả để lại thì chùa được kiến tạo, tu bổ lại vào năm Đinh Mão 1747 đời Vua Lê Hiển Tông – niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8. Đến nay (2017) ngôi chùa đã có niên đại 270 năm và cũng đến nay đây là một trong những ngôi chùa có niên đại sớm nhất ở Bình Thuận. Với những giá trị và ý nghĩa tiêu biểu đó, chùa Linh Quang được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng thắng cảnh cấp Quốc gia tại Quyết định số 51 QĐ/BT ngày 12/01/1996.
Đền thờ Công chúa Bàn Tranh – Di tích lịch sử cấp quốc gia – Khách sạn giá rẻ tại Phú Quý
-Nguồn ảnh: Internet-
Đền thờ công chúa Bàn Tranh được gọi theo tên của công chúa vương quốc Chămpa là Bàn Tranh. Đền thờ do người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI để thờ công chúa Bàn Tranh, toạ lạc tại xã Long Hải.
Truyền thuyết kể rằng, công chúa Bàn Tranh vì không nghe lời vua cha nên bị kết tội phản nghịch và bị lưu đày ra hoang đảo. Nàng được ban cho một số nô tỳ để hầu hạ và một chiếc thuyền buồm làm phương tiện ra đi. Từ đó họ bắt đầu vỡ đất, làm nương, câu cá và tạo lập cuộc sống mới trên đảo hoang. Công chúa Bàn Tranh là người có công đầu trong việc đưa lên đảo những giống lương thực, hoa màu và hướng dẫn người dân trên đảo khai khẩn đất đai làm ruộng vườn, hình thành xóm làng và chỉ dạy người dân cách trồng trọt, làm nghề…. Với những công lao to lớn đó, người Chăm nói riêng và nhân dân trên đảo Phú Quý nói chung đã tôn vinh gọi đền thờ công chúa Bàn Tranh hay đền thờ Bà Chúa Xứ. Lễ hội đền thờ công chúa Bàn Tranh diễn ra vào ngày mùng 3 tháng giêng âm lịch đây cũng là ngày kỵ của Bà. Do lễ hội diễn ra đúng vào dịp tết Nguyên Đán nên thu hút hầu như toàn bộ người dân trên đảo tham gia. Đền thờ công chúa Bàn Tranh là di tích mang nhiều dấu ấn, giá trị về văn hóa, lịch sử, phản ánh rõ nét quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Chăm trong quá trình lịch sử giữa vùng biển đảo xa xôi. Đồng thời thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa dân gian của cộng đồng cư dân Phú Quý từ trước đến nay.
Đền thờ Thầy Sài Nại – Khách sạn giá rẻ tại Phú Quý
Đền thờ (Dinh Thầy) được người dân trên đảo xây dựng vào cuối thế kỷ XVII để thờ thầy Sài Nại. Thầy Sài Nại là tên gọi kính cẩn của người dân trên đảo đối với vị thương gia người Hoa đã có công bảo bọc, chở che và cưu mang người dân xứ đảo qua nhiều thế hệ. Đền thờ tọa lạc trên một ngọn đồi cao tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng (riêng mộ của Thầy nằm ở Thôn Đông Hải, xã long Hải).
-Nguồn ảnh: Internet-
Đền thờ thầy Sài Nại là di tích mang nhiều dấu ấn, giá trị về văn hóa, lịch sử, phản ánh rõ nét quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa giữa người Việt và người Hoa trong quá trình chung sống giữa vùng biển đảo xa xôi. Đồng thời thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa dân gian của cộng đồng cư dân Phú Quý từ trước đến nay, khách sạn giá rẻ tại Phú Quý. Trải qua hơn 300 năm tồn tại, được các thế hệ người người Chăm rồi đến người Việt của các làng trên đảo kế tiếp nhau trông nom, tôn tạo, thờ phụng và thực hiện các nghi thức tế lễ theo đúng tập tục xưa. Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể còn bảo lưu, gìn giữ đến hôm nay UBND tỉnh Bình Thuận đã công nhận Đền thờ thầy Sài Nại là Di tích Lịch sử Văn hóa Cấp Tỉnh tại Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 07/9/2010.
Về Lễ hội truyền thống ở Phú Quý – Khách sạn giá rẻ tại Phú Quý
Toàn huyện, hiện có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, trong đó, nổi bật là chùa Linh Quang, vạn An Thạnh - hai di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia của huyện; bên cạnh đó là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Dinh thầy Sài Nại, đền thờ Công chúa Bàn Tranh, đền thờ bà Chúa Ngọc, đình làng Triều Dương, Nhà vuông, vạn Mỹ Khê và Đình vạn Hội An,... Khách sạn giá rẻ tại Phú Quý, với rất nhiều địa điểm di tích và thuộc nhiều địa bàn dân cư khác nhau nên việc tổ chức lễ, hội cũng khác nhau, gắn với cộng đồng dân cư nơi đó. Phần lớn các lễ, hội gắn với những di tích lịch sử văn hóa này được tổ chức khá trang trọng, thể hiện khá đậm nét văn hóa truyền thống và có giá trị lịch sử lâu đời, tạo nên mùa lễ hội sôi động. Đây cũng là dịp để nhắt nhở thế hệ sau hướng về cội nguồn, hướng về các loại hình văn hóa phi vật thể như hát bộ, chèo bá trạo, rướt sắc phong, đi lễ.... bên cạnh những giá trị văn hóa hiện đại mới. Điều đó thể hiện khá rõ nét ở mỗi dịp lễ hội là, ngoài việc tổ chức lễ, hội chính tại ngôi tôn giáo, tín ngưỡng, thì các hoạt động văn hóa như biểu diễn văn nghệ, hát với nhau,... được tổ chức bên cạnh nhau, hỗ trợ thu hút lẫn nhau để nhân dân tham gia đông hơn.
-Nguồn ảnh: Internet-
Khách sạn giá rẻ tại Phú Quý, du lịch Phú Quý, không chỉ là cảnh biển đẹp say mê lòng người, không chỉ là những món ăn đặc sản ngon, mà còn là nơi nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử như chúng tôi đã tổng hợp chia sẻ.